Cách hạch toán và phân bổ chi phí MUA HÀNG
Cách hạch toán và phân bổ chi phí MUA HÀNG
Chi phí thu mua hàng hóa phản ánh chi phí phát sinh liên quan đến số hàng hóa đã nhập kho trong kỳ và tình hình phân bổ chi phí mua hàng hiện có trong kỳ cho khối lượng hàng đã bán trong kỳ và tồn kho thực tế cuối kỳ (kể cả hàng tồn trong kho và hàng gửi đi bán, hàng gửi đại lý, ký gửi chưa bán được).
- Chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình thu mua hàng hóa như: Chi phí bảo hiểm hàng hóa, tiền thuê kho, thuê bến bãi; chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản đưa hàng hóa từ nơi mua về đến kho doanh nghiệp, các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa…
- Nếu trong quá trình mua hàng phát sinh các loại chi phí thu mua nêu trên các bạn hạch toán vào giá trị của hàng mua - TK 156, Còn theo QĐ 15 là TK-1562
- Trong kỳ khi phát sinh chi phí thu mua hàng hóa căn cứ vào các chứng từ kèm theo kế toán vẫn ghi nhận bút toán vào sổ kế toán:
Sau khi hạch toán chi phí thu mua xong, kế toán sẽ tiến hành phân bổ chi phí cho từng mặt hàng theo các tiêu thức phân bổ sau:.
Phương pháp này có giá trị mang tính chính xác cao, thích hợp trong trường hợp hàng nhập có chênh lệch giá trị lớn, nhưng tính toán phức tạp trong trường hợp số lượng nhập suất lớn.
Phương pháp này tính toán dễ dàng nhưng cho kết quả mang tính chất tương đối vì chỉ phụ thuộc vào số lượng hàng nhập.
Ví dụ: Công ty TNHH Thiên Ưng tiến hành mua 2 mặt hàng như sau:
Chi phí vận chuyển là 700.000 để đưa được 2 hàng hóa này về tới kho của công ty.
Chi phí thu mua hàng hóa phản ánh chi phí phát sinh liên quan đến số hàng hóa đã nhập kho trong kỳ và tình hình phân bổ chi phí mua hàng hiện có trong kỳ cho khối lượng hàng đã bán trong kỳ và tồn kho thực tế cuối kỳ (kể cả hàng tồn trong kho và hàng gửi đi bán, hàng gửi đại lý, ký gửi chưa bán được).
- Chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình thu mua hàng hóa như: Chi phí bảo hiểm hàng hóa, tiền thuê kho, thuê bến bãi; chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản đưa hàng hóa từ nơi mua về đến kho doanh nghiệp, các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa…
- Nếu trong quá trình mua hàng phát sinh các loại chi phí thu mua nêu trên các bạn hạch toán vào giá trị của hàng mua - TK 156, Còn theo QĐ 15 là TK-1562
Dưới đây kế toán Thiên Ưng sẽ hướng dẫn cách hạch toán chi phí thu mua hàng trong từng trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Khi doanh nghiệp chỉ mua một mặt hàng mà phát sinh chi phí mua hàng thì không cần phải phân bổ chi phí thu mua, kế toán tiến hành ghi nhận bút toán khi hàng về nhập kho:
Nợ TK 156: Chi phí thu mua hàng hóa
Nợ TK 1331 (nếu có thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ)
Nợ TK 1331 (nếu có thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ)
Có TK 111, 112, …
Trường hợp 2: Khi doanh nghiệp mua từ 2 mặt hàng trở lên và phát sinh chi phí mua hàng, khi đó theo nguyên tắc giá gốc thì chi phí thu mua được cộng vào giá trị hàng mua, nhưng để xác định được đơn giá thực tế nhập kho của cho từng mặt hàng nhập mua làm căn cứ để lập phiếu nhập kho, kế toán cần phải tiến hành phân bổ chi phí thu mua cho từng mặt hàng.- Trong kỳ khi phát sinh chi phí thu mua hàng hóa căn cứ vào các chứng từ kèm theo kế toán vẫn ghi nhận bút toán vào sổ kế toán:
Nợ TK 156: chi phí thu mua phát sinh
Nợ TK 1331
Nợ TK 1331
Có TK 111, 112…
Sau khi hạch toán chi phí thu mua xong, kế toán sẽ tiến hành phân bổ chi phí cho từng mặt hàng theo các tiêu thức phân bổ sau:.
1. Trường hợp doanh nghiệp phân bổ chi phí mua hàng theo tiêu thức trị giá mua.
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng nhập kho | = |
Tổng chi phí thu mua hàng
---------------------------------------
Tổng giá trị hàng mua
| x | Giá trị từng mặt hàng |
Phương pháp này có giá trị mang tính chính xác cao, thích hợp trong trường hợp hàng nhập có chênh lệch giá trị lớn, nhưng tính toán phức tạp trong trường hợp số lượng nhập suất lớn.
2. Trường hợp doanh nghiệp phân bổ chi phí mua hàng theo tiêu thức số lượng hàng mua.
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng nhập kho | = |
Tổng chi phí thu mua hàng
-----------------------------------
Tổng số lượng hàng mua
| x | Số lượng từng mặt hàng |
Phương pháp này tính toán dễ dàng nhưng cho kết quả mang tính chất tương đối vì chỉ phụ thuộc vào số lượng hàng nhập.
Ví dụ: Công ty TNHH Thiên Ưng tiến hành mua 2 mặt hàng như sau:
Mặt hàng | ĐVT | Số lượng | Đơn giá (đồng) | Thành tiền (đồng) |
Máy Điều hòa Panasonic 22P (A) | Bộ | 15 | 6.850.000 | 102.750.000 |
Máy Điều hòa Panasonic 20P (B) | Bộ | 20 | 9.300.000 | 186.000.000 |
Tổng | 35 | 288.750.000 |
Cách hạch toán và phân bổ chi phí MUA HÀNG
Reviewed by Unknown
on
19:48
Rating:
Không có nhận xét nào: